CÁC BẢN VĂN CỦA CÁC ĐẠO SƯ TRUYỀN THỪA NGOK TỪ NĂM 1100

Mảnh ghép đầu tiên

Marpa (1012-1097) là một Đại Dịch Giả, Ngài có bốn đệ tử lớn. Một trong số các vị đệ tử này chói sáng như Mặt trời trên dãy núi Himalaya và xa hơn thế. Đó chính là Đức Milarepa, vị tâm tử đã sáng lập ra dòng truyền thừa Kagyu. Trong số ba vị đệ tử còn lại, có một vị cũng để lại những thành tựu lớn lao. Vị đó được coi như: “Có thiên hướng giảng dạy giáo Pháp một cách hòa hợp và thiện xảo, như những viên ngọc trai của một chuỗi hạt.” Ngài lừng danh là Ngoktön Chöku Dorjé (1036-1102). Như đức Dorjé Lopön từng nói: “… Điều này, … thật tuyệt vời… sự hồi sinh [của] truyền thừa Ngok.” … “… [Trong số các dòng phái của truyền thừa Kagyu] truyền thừa [Ngok] hơi bị lu mờ hơn bởi Đức Milarepa [và câu chuyện cuộc đời của Ngài]. Chính Đạo sư Ngok đã kế thừa [cách thức tu hành] của Đức Marpa – sống cuộc đời có gia đình và trì giữ giáo Pháp.” Chính Đạo sư Ngok Choku Dorje là người tiếp tục ước mong ban đầu của Đức Marpa – một truyền thừa theo gia đình. Đức Marpa và Phối ngẫu Dagmema có một người con trai tên là Dodé. Dodé được coi là người truyền thừa chính của truyền thừa Marpa, nhưng sau đó, một vài chướng ngại đã ngăn trở điều này. Vì thế, sau này khi Đạo sư Ngok Choku Dorje sinh được một người con trai, đứa trẻ được đặt tên là Dodé, tên đầy đủ là Ngok Shedang Dorjé Dodé.

Đức Marpa tuyên bố rằng hậu duệ của Ngok Chöku Dorjé sẽ được Naropa gia trì trong bảy thế hệ, và Chöku Dorjé đã truyền trao những giáo huấn được nhận từ Marpa cho con trai của mình là Ngok Dodé (vị đầu tiên trong bảy vị Đạo sư Ngok). Nhiều người tính đếm bảy thế hệ của các vị đạo sư Ngok nắm giữ truyền thừa bắt đầu từ chính đức Chöku Dorjé, nhưng thực tế là việc tính đếm bắt đầu từ con trai của Ngài là Ngok Dodé, hậu duệ đời đầu tiên. Tổng cộng có 8 vị nắm giữ dòng truyền thừa Ngokpa Kagyu (tức chính đức Chöku Dorjé, và 7 vị hậu duệ đời sau của Ngài bắt đầu từ con trai của Ngài)! “Hiện thân [cuối cùng] của truyền thừa 7 Đạo sư Ngok liên tục” là đức Jangchub Pal (1360-1446).

Nói chung, các giáo lý Mật thừa của Marpa được chia thành hai dòng – một là “shegyun” (bshad brgyun) hay “dòng diễn giải” và một là “drupgyun” (sgrub brgyun) hay “dòng thực chứng”. Shegyunđề cập đến những giáo huấn chính thức về lý thuyết, chi tiết nghi lễ và dấu hiệu trong Mật điển, còn drubgyunchứa đựng những chỉ dẫn tinh túy cần thiết để chứng nghiệm được các thành tựu được giảng dạy trong Mật điển. [Đôi khi người ta có thể sử dụng các thuật ngữ shegyu (bshad rgyud)và drubgyu (sgrub rgyud)].

8 vị Đạo sư Ngok của dòng họ đã trao truyền lại shegyuvà drubgyutrong “Bảy Mạn đà la của Đạo sư Ngok”, (tức 7 Mạn đà la Bổn tôn trung tâm của Marpa và Truyền thừa Kagyu). Hai trong số các vị Bổn Tôn đó chính là Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) và Vô Ngã Phật Mẫu (Nairatmya). Đức Ngok Jangchub Pal cùng nhiều vị Đạo sư khác, đã ban quán đảnh Hevajra Yab-Yum cho Đức Drikung Kagyupa. Người ta kể lại rằng khi lễ quán đảnh hoàn mãn, ngọn lửa đã bùng lên từ mạn đà la cát, nhưng những điều này không được nhiều người biết đến.

Nhiều vị đạo sư Ngok đã soạn thảo các bản văn về Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) và Vô Ngã Phật Mẫu (Nairatmya), cũng như các Mật điển khác có liên quan. Một trong số các Đạo sư có công lao vĩ đại là con trai của Ngok Chöku Dorje, là Ngok Shedang Dorje. Sau này, chúng tôi sẽ cố gắng biên soạn danh sách các bản văn này và tóm tắt nội dung chính.

Sư Tổ Drikung Kyabgön Thrinley Lhundrup đã sử dụng một số bản văn của Đạo sư Ngok Shedang Dorjes làm nguồn tham khảo chủ yếu cho bộ tuyển tập mà Ngài đã hoàn thành từ năm 2006.

GIA PHẢ Các thế hệ của Dòng họ NGOK

GIA PHẢ Các thế hệ của Dòng họ NGOK

Lưu ý liên quan đến TRUYỀN THỪA, có 8 vị Đạo sư nắm giữ Dòng truyền thừa Ngok được đánh dấu màu xám, đó là đệ tử của Marpa, Ngok Chöku Dorje, và 7 vị đạo sư kế vị sau đó. Dòng cuối cùng thứ hai được đánh dấu màu xám là “Ngok Dundrub Gyal” (1331-1398). Một trao truyền đặc biệt đã được truyền đến H.H. Drikung Kyabgön Thrinley Lhundrup, vị trì giữ dòng dõi Ngok thứ hai từ cuối lên là Đạo sư Ngok Sangya Yönten, vị trí của Ngài ở cùng một “hàng”, nhưng bắt nguồn từ một nhánh khác của gia phả.

Ghi chú: Gia phả dòng họ Ngok thể hiện của các vị trì giữ dòng dõi Ngok này đã được xuất bản vào năm 2016 trong bài báo của Marco Walther về ‘Ngok Kagyu pa’, và sau đó được Cecile Ducher nghiên cứu trong quá trình làm luận án Tiến sĩ của mình về sự kết nối của các Đạo sư Ngok với Kagyu Ngagdzö (dự kiến hoàn thành vào mùa thu năm 2017 và bảo vệ vào tháng 12 năm 2017). Hình ảnh này có từ tháng 5 năm 2017. Giờ đây, rất có thể đã có những thay đổi đối trong nội dung kể từ thời gian đó, đặc biệt là sự thay đổi từ Cecile Ducher.

Xuất bản ngày 25 tháng 7 năm 2017 bởi Carl Djung (Karma Könchog Dorje). Phần đầu tiên về Marpa và các đệ tử của Ngài, và sự truyền thừa trong dòng họ Ngok, cũng như các giáo lý She-gyud và Drub.gyud là một phần trích từ bài báo do Carl Djung (Karma Könchok Dorje) biên soạn và chỉnh sửa, và được hiệu đính và biên tập bởi Jeff Rosenfeld (Könchok Palzang Jangsem), từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *