CÁC BẢN VĂN CỦA CÁC ĐẠO SƯ TRUYỀN THỪA DRIKUNG TỪ NĂM 1500

Thông tin này sẽ được cập nhật trong tương lai.

Một thông tin đáng lưu ý là: Theo Bài cầu nguyện gia lực dòng truyền thừa của thực hành Cực Hỷ Kim Cương Hevajra (9 Bổn Tôn), có tất cả 39 vị nắm giữ dòng truyền thừa. Trong số đó, vị nắm giữ truyền thừa thứ 12 là Ngok Chöku Dorje. Sau đó là 7 đạo sư Ngok kế vị. Từ đó, ngôi vị được truyền đến vị thủ ngôi thứ 21 là Đức Shamar Rinpoche đời thứ 4 (1453-1524) và đến vị nắm giữ truyền thừa thứ 22 là Đức Khenchen Sherab Palden, trụ trì tu viện Yangpachen tại Shamarpa. Tính từ Tổ Jigten Sumgon là vị thủ ngôi thứ nhất của truyền thừa Drikung, Đức Gyalwang Rinchen Phuntsog vĩ đại (1509-1557) là vị thủ ngôi thứ 17. Ngài đã nhận được sự trao truyền Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) 9 Bổn Tôn bản trung (độ dài trung bình) (drub.thabs) từ Đức Khenchen Sherab Palden.

Kể từ đó, các Sư Tổ Kyabgön Chetsang và Chungtsang, bên cạnh vai trò là các vị thủ ngôi dòng truyền thừa Drikung, các Ngài cũng thực hiện trao truyền thực hành Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) 9 Bổn Tôn bản trung đặc biệt này. Vị nắm giữ truyền thừa thứ 38 của thực hành Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) này là Đức Chetsang Rinpoche đời thứ 6, Đức Shiwä Lodro (1886-1943), và vị nắm giữ truyền thừa thứ 39 là H.E. Thritsab Gyabra (1924-1979). Đức Thritsab Gyabra trao truyền tất cả giáo huấn Drikung cũng như thực hành Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) 9 Bổn Tôn bản trung cho Đức Chetsang đời thứ 7 – vị thủ ngôi truyền thừa Drikung thứ 37, chính là H.H. Drikung Kyabgön Thrinley Lhundrup. 

Trong số các Đạo sư của truyền thừa Drikung, Đức Chungsang đời thứ nhất, Rigdzin Chödrak (1595-1659) không chỉ trì giữ thực hành Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) 9 Bổn Tôn đặc biệt, vốn là vị Bổn Tôn chính của trao truyền Mar-ngok này, mà còn soạn thảo một bản văn thực hành khác với Hevajra trong hình tướng hai tay, được gọi là Hevajra Đồng Sinh Khởi.

Có những khác biệt cụ thể trong cấu trúc của Giai đoạn sinh khởi (Kye-rim). Về bản chất, tất cả các thực hành của Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) đều giống nhau, và trên thực tế, bản chất của tất cả các thực hành Phật giáo cũng đều giống nhau. Tất cả đều là phương tiện thiện xảo từ Đức Phật và các vị gìn giữ giáo lý của chư Phật. Việc đánh giá cao những sự khác biệt này mang lại giá trị, đồng thời nhắc nhớ lại bản chất của mỗi [truyền thừa].

Bất kỳ thực hành Bổn Tôn nào trong Phật giáo sẽ có sự trao truyền She-gyud, là sự truyền trao về ý nghĩa, giải thích, biểu tượng, v.v..; và cũng sẽ có một sự truyền trao thứ hai là Drub-gyudlà các kiến thức và cách thức thực hành dành cho hành giả. Kết nối với sự truyền dạy She-gyudcòn có những giáo lý về Mật điển Hevajra hai nhánh. 

Sư Tổ Kyabgön Thrinley Lhundrup đã hướng tâm tới thực hành Hevajra trong suốt nhiều năm. Ngài đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể nhận được những sự trao truyền cần thiết của She-gyud. Thậm chí, Ngài cũng tới gặp các Đạo Sư truyền thừa Sakya vĩ đại để nhận những giáo lý được trao truyền cần thiết. Sư Tổ Kyabgön Thrinley Lhundrup đã nhận được sự trao truyền từ Khenpo Appey – vị đã nhận được những giáo huấn từ Dezhung Rinpoche. Dựa trên tất cả những truyền trao này, Sư Tổ Kyabgön Thrinley Lundrup đã biên soạn một bài bình giảng về Mật điển Hevajra, dựa trên các ghi chú của Đức Marpa (1012-1097), Đạo Sư Ngok Shedang Dorje (1090-1166) và Đức Lodro Thaye Vĩ Đại (1813-1899). Bình giảng đó có tên gọi là BUM-CHEN NYIMA. Hiện tại bản văn đó chỉ có tiếng Tây Tạng. Năm 2006, H.H. Drikung Kyabgön đã yêu cầu Khenpo Tamphel nỗ lực dịch cuốn sách này sang tiếng Anh. Hiện tại, cuốn sách vẫn chưa được hoàn thành. Chúng tôi, những người phụ trách trang web này, rất mong nguyện cuốn sách sẽ được dịch ra các thứ tiếng trong tương lai.

Cuốn sách này được do Songtsen Library tại Dehra Dun xuất bản. Xin các đạo hữu liên hệ Songtsen Library để biết thêm chi tiết. Xem liên kết trên facebook.

Trong tương lai, sẽ có nhiều bài viết hơn về các BẢN VĂN trong thực hành Cực Hỷ Kim Cương (Hevajra) và Vô Ngã Phật Mẫu (Nairatmya) và Mật điển Hevajra do các ĐẠO SƯ VĨ ĐẠI TRUYỀN THỪA DRIKUNG biên soạn (hiện tại là 25/8/2017).

Xuất bản ngày 25 tháng 8 năm 2017: Biên soạn và hiệu đính bởi Carl Djung (Karma Könchog Dorje), dựa trên trí nhớ. Xin được sám hối tất cả thiếu sót và nhầm lẫn. Nguyện mong những điều này truyền cảm hứng cho sự thực hành của các đạo hữu.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *